Một
lần được tiếp một thằng Nhật, người công ty mẹ sang đi service clinic cho các
sản phẩm của công ty.
Tối
thì mời nó đi ăn tối rồi lang thang phố cổ ngắm gái, uống cafe.
Thằng
này rất am tường văn hoá văn nghệ, nó hỏi: "Việt Nam của mày có ai được gọi là đại
thi hào không?", bảo có, bọn tao hay gọi Nguyễn Du là đại thi hào.
Nó
lại hỏi "Thuý Kiều làm nghề gì?". Ơ, câu này khó phết! Vì hình như bà
này chả có nghề ngỗng gì cả! Cuối cùng cứ trả lời đại là nghề của Thuý Kiều
hình như làm Phò!
Qua
những câu hỏi của thằng ôn người Nhật, bèn sắn quần lên và tư duy thêm. Hoá ra,
gái điếm, đĩ, phò và bây giờ là cave trong văn thơ hiển hiện rất nhiều và toàn
bài hay!
Trong
cả một chiều dài lịch sử văn thơ của Việt Nam , các chị Phò đáng kính luôn
được nhắc đến. Từ Nguyễn Du, Tú Xương, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn
Bính...kiểu như biểu tượng.
Không
cứ văn thơ nội địa, mà hoá ra văn thơ thế giới cũng thế! Các chị Phò luôn là
biểu tượng của sự nhân hậu, sự quật cường, đôi khi lại còn hơi sến !
Một
trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy De Maupassant mà người Việt được
tiếp cận từ đầu thế kỷ 20 là câu chuyện "Viên mỡ bò" (Boule de Suif),
được cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là "Thùng nước lèo". Hình tượng một chị
Phò nằm ngửa ra để kíu nước Pháp.
Hay
như với Garcia Marquez với truyện ngắn "Hồi ức về những cô gái điếm buồn
của tôi". Macxim Gorki với truyện ngắn "Một ngày thu năm ấy",
được một chị Phò sưởi ấm cho giữa cái lạnh thấu xương của nước Nga. Kawabata
với "Người đẹp ngủ trong rừng". Hemingway với "Tuyết trên đỉnh
Kilimanjaro" hoặc triết gia Jean Paul Sartre với "Con đỹ đáng
kính" (La putain respectueuse)...
Quay
về Việt Nam ,
ngoài Nguyễn Du với chị phò Thuý Kiều nổi tiếng còn rất nhiều chị phò vô danh
khác. Ví dụ một chị Phò trong "Cảnh đoạn trường" của Thái Can với hai
câu thơ rất nổi tiếng như:
Em về điểm phấn tô son
lại
Ngạo với nhân gian một nụ cười
Hoặc
Nguyễn Bính với bài "Oan nghiệt":
Mẹ con nịt vú cho tròn
lại
Chiều cái hoang đàng lũ khách chơi
Đến
đây mới thấm thía cái sự vĩ đại của các chị Phò!
Sự
ảnh hưởng của các chị đối với các anh đực rựa cô đơn thì không phải nói, nhưng
ảnh hưởng của các chị đối với văn chương còn to lớn không kém! Các chị mang đến
những cảm xúc thăng hoa, bất tận cho các nhà văn nhà thơ để họ có thể sáng tác
ra những áng văn thơ bất hủ truyền lại cho hậu thế.
Nếu
như Thuý Kiều cũng lại có một cuộc sống chỉn chu và buồn tẻ như các bà mệnh phụ
phu nhân hoặc trở thành một hót gơn showbiz...thì hỏi liệu Nguyễn Du của chúng
ta có trở thành một đại thi hào hay không?
Tuy
nhiên, ở Thủ đô có một con đường rất đẹp mang tên Nguyễn Du. Cách đây dăm năm,
đêm đêm các nàng Kiều đều dập dìu chờ các chàng Thúc Sinh đi xe máy hoặc các
ngài Hồ Tôn Hiến đi xe hơi đến đón.
Nay
các nàng Kiều bị xua đuổi tứ tán, nhưng chỗ họ tụ lại nhiều nhất là ở Phố Vọng
- như là nhắc nhở các nhà văn, nhà thơ làng nhàng viết tiếp về cuộc đời họ,
đặng hy vọng trở thành đại thi hào trong tương lai!
THẨM
DU TỬ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét