Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Con gái 'trường túc bất tri lao' trong chuyện yêu?



Từ xa xưa, các cụ coi trong việc "dâm" nên đã cất công tìm tòi, nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm lại cho con cháu đời sau. Theo các cụ thì những tướng như:

Hung cao điến kiệu,
Yêu tế kiên hàn,
Thân như phong liễu,
Hạc thoái phong yêu


Ngực ưỡn đít cong
eo nhỏ vai so,
người ngả nghiêng như cây liễu,
lưng như lưng ong, gầy như chân hạc...
đều thuộc tướng dâm.
Như trong "Cung oán ngâm khúc" của cụ Nguyễn Gia Thiều cũng có câu nói về "dâm tướng":

"Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời"


Các nhà "Dâm tướng học" Trung Hoa đã đúc rút ra những câu thơ dưới đây:


“Hồng diện đa dâm thủy
Trường mi hộ tố mao
Tế yêu đa cự huyệt
Trường túc bất tri lao

Dịch thô ... là:

"Mặt đỏ thì ... nhiều nước
Mi dài thì ... nhiều lông
Eo nhỏ thì ... cái đó to
Chân dài thì không biết ... mệt".
Nhưng ông cha ta thì không có "phô" như vậy mà đã Việt hóa chúng bằng chất liệu thơ lục bát "danh bất hư truyền" thành những khổ thơ dưới đây:


"Những cô má đỏ hồng hồng,
Nước nôi tát mấy gầu sòng cho vơi.
Lại kìa mấy ả mi dài,
Lông thì đốt được một vài thúng tro.
Những cô lưng thắt tò vò,
"Bím" kia có thể chở đò sang ngang.
Những cô cao cẳng chân giang,
Một đêm ..."quất" hết cả làng trai tơ."


hay như:

"Mấy cô má đỏ hồng hồng
Nước ... nôi tát mấy gầu sòng chưa vơi
Mấy cô đùi ếch chân cua
Cả làng ra... ấy chào thua cả làng
Mấy cô thắt đáy lưng ong
Trời mưa lớn mấy cũng không ra ngoài.
Mấy cô mắt phượng mày ngài
Lông thì đốt được một vài thúng tro."

Đây chính là nhận định của các nhà nhân tướng học xưa  khi nói về mối liên hệ giữa ngoại hình (bên ngoài) với khả năng và nhu cầu tình dục (bên trong) của người phụ nữ và họ gọi tướng mạo trên là “tướng dâm”.

Thực ra, ngoài 4 “tướng” trên, người xưa còn đề cập đến rất nhiều tướng khác cũng thuộc tướng dâm như:

Bì bạch như phấn          (da trắng như phấn),
Nhục nhuyễn như miên (thịt nhũn như bông),
Nhũ đầu chỉ địa              (đầu vú chỉ xuống đất),
Hung cao điến kiêu        (ngực ưỡn đít cong)…

Với lập luận cho rằng cái có ở bên trong ắt thể hiện ra bên ngoài, cho nên khi người ta quan sát bên ngoài, có thể đoán biết được cái bên trong. Thật ra, chuyện chân dài (trường túc) “yêu” không biết mệt chỉ là lời truyền miệng.

Không ai phủ nhận sở hữu một đôi chân dài sẽ tạo cho người phụ nữ dáng đi dịu dàng hơn, cuốn hút các đấng mày râu hơn. Thêm vào đó, chân dài tạo cho người đối diện cảm giác về sức khỏe dẻo dai, bền bỉ. Chính vì suy nghĩ trên mà ai đó đã liên tưởng đến sự bền sức trong “chuyện phòng the”!

___________________________________________________________________________

Khảo dị và diễn nôm bài thơ Hồng Diện
Bài thơ sau đây tạm gọi là “Hồng diện đa dâm thủy”
Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt truyền tụng từ lâu đời nên nhiều người  chỉ đọc giống nhau ở câu 1 và câu 4 còn đọc hơi khác nhau ở câu  2 và câu 3 tuy rằng nội dung tổng quát đều giống nhau.  Ví dụ như bài sau từ cuốn Thơ tục cổ kim do một nhóm văn thi nhạc hải ngọai sưu tầm (Quê hương xuất bản 1992):

紅面多淫水
眉長戶多毛
折腰真大穴
長足不知勞

Hồng diện đa dâm thủy
Mi trường hộ tố mao
Triết yêu chân đại huyệt
Trường túc bất tri lao

Tôi thấy  trong bài trên chữ “tố” trong câu 2 là sai, đúng là phải nói “đa” ( chữ “tố” là âm Hoa ngữ Quảng Đông).
Về phương diện khảo dị thì câu 2 có những biến dạng  sau: Đa mi tức đa mao; Đa mi đa hậu mao…; còn câu 3 thì lại : Tế yêu ư đại huyệt;Tế yêu chân cự huyệt;  Phong yêu âm hộ đại… Thành ra những biến dạng chỉ ở cách dùng những chữ khác nhau chẳng theo một tiêu chuẩn chính xác nào nhưng chỉ để diễn tả một nội dung tương tự.
Riêng tôi thì thích hình ảnh miêu tả rõ và hoa mỹ nên thích 2 chữ :phong yêu 蜂腰   (eo lưng hay đáy lưng của ong) hay chữ Chiết yêu 折腰( thay vì viết: Triết yêu -  chỉ cái eo thắt như cái chén chiết yêu) hơn là tế yêu, hay tiểu yêu ( chỉ là nhỏ thôi). Việt Nam có câu ca dao: Những người thắt đáy lưng ong, Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Tôi mạo muội dịch bóng bảy cả bài như sau:

Má hồng chan chứa nước tình yêu,
Mày rậm cửa hang cỏ mọc nhiều!
Lưng ong rộng lối bồng lai động
Chân hạc mời ai mặc sức trèo!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét