10. Hỏi chuyện ông Nguyễn Hữu
Lý
Bố mẹ ai cũng thương con, nhưng không phải ai
cũng làm được như ông Nguyễn Hữu Lý. Để giúp được con như ông Lý thì trước hết
phải có tri thức và sau đó là có hy vọng và niềm tin.
Gặp
ông Lý tại nhà riêng, tôi hỏi: “Ông đã giúp con trai biến không thành có. Vậy
trước khi đi Trung Quốc, niềm tin của ông về khả năng chữa khỏi bệnh cho anh
Luân được khoảng bao nhiêu phần trăm?”. “Ít lắm. Trước khi đi, niềm tin của tôi
khoảng 10 hoặc 15% gì đó thôi. Sách của Thánh y Kỳ Bá viết rằng: “Sắc mặt có
màu xanh sậm như cỏ chết, tái xám là chứng tử (triệu chứng chết). Xuất hiện sắc
vàng và tích thực (ăn không tiêu) là chứng tử. Xuất hiện sắc đen như màu tàn
thuốc là chứng tử. Xuất hiện màu đỏ như bị ngưng huyết là chứng tử. Xuất hiện
sắc trắng bệch, xương ở lưỡng quyền nhô ra là chứng tử. Đây là ngũ sắc nói về
triệu chứng chết”.
Trên thực tế, Luân đã chết hai thứ là tinh và nguyên khí. Cả hai thứ đó chết
thì nhất định liệt dương. Tinh chết, người không chết, chỉ liệt dương thôi.
Nguyên khí chết, người vẫn sống, vì vẫn hít thở được thiên khí và địa khí.
Nguyên khí là khí con người thu nạp được trong thời khắc thụ thai chứ không
phải là sau khi lọt lòng mẹ. Con trai tôi da xám màu cỏ chết, đó là chứng tử.
Tôi đưa con đi để cải tử hoàn sinh. Điều này chỉ có các thần y may ra mới có
thể làm được. Hoa Đà là thần y, nhưng đã bị Tào Tháo giết trong ngục cách nay
đã 2.000 năm. Ba học trò xuất sắc nhất của Hoa Đà cũng đã chết lâu rồi. Giờ chỉ
còn các Hội Y thuật Hoa Đà ở các địa phương. Liệu các lương y ở những Hội này
thừa kế được bao nhiêu phần trăm tinh hoa của thần y Hoa Đà?
Nhưng khi đến Hồ Bắc thì niềm tin của tôi tăng lên gần 100%. Các Hội Y thuật
Hoa Đà có sự kế tục lâu đời. Hoa Đà truyền nghề cho ba học trò xuất sắc và ba
người này lại truyền nghề cho những người khác. Vì thế, y thuật của thần y Hoa
Đà không bao giờ mất”.
(Còn nữa)
Khánh Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét