7 ảnh
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014
Đại diện đàn ông Việt tranh cãi nóng với Michiyo Phạm Ngà
Bài liên quan: Michiyo Phạm Ngà: Trai Việt ít hiểu biết, non kém sex
Cảm thấy bị Michiyo Phạm
Ngà coi thường, xúc phạm, anh Nguyễn Minh Thắng (ở Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội)
tự thấy mình đủ sức đại diện cho đàn ông Việt Nam đã có cuộc đối thoại thẳng
thắn với cô. Phunutoday xin đăng tải nguyên văn cuộc đối thoại này.
Michiyo Phạm Ngà: Trai Việt ít hiểu biết, non kém sex
Bài liên qua: Đại diện đàn ông Việt tranh cãi nóng với Michiyo Phạm Ngà
Michiyo ví trai Việt so với trai Tây như ếch ngồi đáy giếng, như trai làng. Đặc biệt, sex của trai Việt cực kì kém và non nớt, ích kỉ, chỉ hưởng sướng phần mình; không quan tâm đến cảm giác của người phụ nữ đến đâu...
Michiyo ví trai Việt so với trai Tây như ếch ngồi đáy giếng, như trai làng. Đặc biệt, sex của trai Việt cực kì kém và non nớt, ích kỉ, chỉ hưởng sướng phần mình; không quan tâm đến cảm giác của người phụ nữ đến đâu...
Là diễn
viên múa thành danh tại Nhật, gần đây, Michiyo Phạm Ngà trở về Việt Nam
ngày một nhiều hơn. Tiếp xúc nhiều với đàn ông Việt, Michiyo ví đàn ông Việt so
với trai Tây như ếch ngồi đáy giếng và đặc biệt vô duyên. Hơn nữa, khả năng sex
của trai Việt kém và non nớt, ích kỉ, chỉ hưởng phần mình.
PV: Là người Nhật, gốc Việt, 13 tuổi Michiyo đã khăn áo
sang xứ sở Hoa anh đào học múa. Thành danh, Michiyo lại có cơ hội đi lưu diễn
vòng quanh thế giới, được tiếp xúc, giao lưu nhiều, theo cảm nhận riêng của
Michiyo, học vấn của trai Tây và đàn ông Việt có khác biệt nhau nhiều không?
Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014
HÀNH TRÌNH HỌC ĐẠO LÀM TÌNH CỦA CHÀNG HẠT ĐẬU TRONG BỘ TRANH SHUNGA CỦA HARUNOBU (KÌ 4)
Nguồn : Triêu Nhan
Một trong những lạc thú khi xem tranh shunga của
thời Edo là cái thuật dí dỏm của người hoạ sĩ rất đa dạng và tài tình, vì vậy shungakhông
đơn thuần là lạc thú được kích dục bằng hình ảnh mà ngày nay người ta thường bị
thu hút do cách biểu lộ táo bạo của chúng. Thí dụ, trên phông cảnh và đồ vật
trong tranh còn có những đoạn văn kể chuyện và những câu thơ đề trên đó (theo
các thể waka, kanshi, senryu, kyoka, v.v…) ám chỉ tới những tình huống
trong tranh, cũng như những dòng chữ cạnh các nhân vật ghi những lời đàm thoại
của họ. Người cùng thời của hoạ sĩ, họ vừa xem tranh vừa “đọc” được cái nghệ
thuật dí dỏm này, họ thưởng thức được những hoàn cảnh đa dạng trong cái thế
giới công phu của nghề chơi. Kĩ xảo đó gọi là mitate, một sở trường
của Suzuki Harunobu trong suốt các tranh shunga. Ở đây, công chúng không
xem tính dục là cái cấm kị hoặc tục tĩu, mà đúng hơn là “cái để cười”, không
ngụ ý tục tĩu hoặc chế giễu, đúng hơn là gây cho người xem một tiếng cười gần
như không thành tiếng. Hi vọng ngày nay người xem tranhshunga còn có thể
thưởng thức được chút nào cái tiếng cười ấm áp ấy trong tranh shunga của
Harunobu.
Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014
NỮ TÍNH VĨNH CỬU TRONG TRANH SHUNGA CỦA HARUNOBU (KÌ 3)
Nguồn: Triêu Nhan
Ngày nay tên tuổi của hoạ sĩ Suzuki Harunobu (鈴木 春信, Linh mộc Xuân tín,1725? –1770) thuộc phong cách hội hoạ Phù thế Ukyo-e thường bị che khuất bởi những tên tuổi lừng danh thế giới là Hokusai và Utamaro, nhưng trong lịch sử Ukyo-e, ông là một hoạ sĩ đã làm một cuộc cách mạng quan trọng. Đặc biệt, trong thế giới tranh mộc bản chủ yếu in bằng mực đen (sumizuri) (xem hình), Harunobu là hoạ sĩ đầu tiên, năm 1765, tạo ra ra những bức tranh mộc bản đa sắc (xem hình). Những mộc bản lộng lẫy này do việc thêm những màu sắc rực rỡ và kĩ thuật tinh tế mà trước đó căn bản chỉ có trắng và đen, đã tạo nên một cú sốc về thị giác với thị dân Edo thời đó, đúng ra là trên toàn nước Nhật. Loại tranh mộc bản này gọi là Edo-e (tranh Edo) haynishiki-e (錦絵 cẩm hội, “tranh gấm”, tranh lộng lẫy như gấm dệt hoa văn nhiều màu). Haronobu sử dụng nhiều kĩ thuật đặc biệt và miêu tả nhiều đề tài đa dạng, từ thơ cổ điển tới những mĩ nhân cùng thời. Cũng như nhiều hoạ sĩ khác, Harunobu sáng tác nhiều tranh shunga hay xuân hoạ. Cuộc đời của ông người ta biết rất ít.
Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
TRANH SHUNGA CỦA HOẠ CUỒNG LÃO NHÂN HOKUSAI (KÌ 2)
Nguồn: Hồ Liễu
Triêu Nhan
Vào khi Katsushika Hokusai 葛飾 北斎 (1760 – 1849) bước vào thế giới của Phù thế hội hoạ (Ukiyo-e),
trở thành học trò của Kachikawa Shunsho vào tuổi 18, thì tranh thể loại vẽ mĩ
nhân của Kiyonaga và Utamaro đã lên tới tuyệt đỉnh vinh quang. Sau khi Shunsho
qua đời năm 1793, Hokusai bắt đầu khám phá những phong cách nghệ thuật khác,
bao gồm việc hấp thu những phong cách châu Âu qua những tranh khắc đồng của
Pháp và Hoà Lan. Là hoạ sĩ sinh ra ở Edo (nay là Tokyo) và sống trong thời đại
Edo, ông chịu ảnh hưởng của các hoạ sĩ như Sesshu (Tuyết Chu) và những phong
cách khác của hội hoạ Trung Quốc.
Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014
Tuyệt kỹ phòng the trong truyện Kiều
Truyện Kiều – Nguyễn Du
là cả một kho tàng phong phú về điển tích, văn hóa và xã hội thời xưa. Nhưng có
một phần rất tinh tế về tuyệt chiêu yêu đương và tuyệt kỹ phòng the của các
“nàng Kiều”, đã được Tú Bà nhắc tới khi Thúy Kiều bị bán vào lầu xanh, thì ít
người nhớ đến, mà dù có nhớ cũng không hiểu rành rẽ, thế nào là “vành ngoài bảy
chữ, vành trong tám nghề”?
“Này con thuộc lấy nằm lòng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”
Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014
10 điều đàn ông thường hối tiếc nhất trong đời
Cuộc sống hiện đại
hơn, mỗi chúng ta bị đẩy vào vòng xoáy tập nập của cuộc sống đôi khi những
người đàn ông vì muốn “tiền – tài – danh – vọng” mà họ quên đi những thứ dường
như nhỏ bé nhưng chỉ đến khi họ trở nên già đi họ mới nhận ra được điều ấy.
Thật tiếc có lẽ đã quá muộn để thực hiện, với bản thân là một người trẻ nhưng
qua trải nghiệm từ cuộc sống, qua chứng kiến những thế hệ đàn anh đi trước tôi
muốn chia sẻ một chút để cho các bạn nhất là những người trẻ biết thêm, đôi khi
lại “kịp” thực hiện một cái nào đó trong số sau:
Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014
XUÂN CUNG HOẠ
Triêu Nhan
Những nền
văn hoá lớn của châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư, Arập đều có
truyền thống văn học và nghệ thuật sắc tình. Truyền thống này cũng bao gồm cả
thơ ca, tiểu thuyết cùng các loại cẩm nang ái tình được liệt vào hàng kinh sách
đã ra đời rất sớm ở Ấn Độ và Trung Quốc. Chỉ có phương Tây là không có truyền
thống văn học và nghệ thuật sắc tình, nó đã bị che giấu, không được công khai
trong suốt lịch sử. Chẳng hạn, chỉ gần đây thôi, các nhà am tường nghệ thuật
mới bắt đầu phát hiện ra các yếu tố sắc tình được khéo léo che đậy trong các
tranh khắc kẽm của Rembrandt. Ngay cả ở nước Pháp được xem là tự do, nhưng mãi
đến kỉ nguyên “Ánh sáng” vào thế kỉ 18, nghệ thuật sắc tình mới được quyền tồn
tại.
Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014
Sex cũng như nước, nhiều khi khát lắm nhưng không phải loại nước nào cũng uống bừa được!
Guu.vn - Chẳng cần dùng những ngôn từ mĩ miều để
nói về sex (tình dục), cũng đừng có cố hạ thấp nó xuống và coi như một hành động
bản năng sinh vật còn sót lại ở loài người. Hãy coi nó đơn giản như 1 cơn khát,
khi khát thì phải uống nước, nhưng đừng uống nhiều- cái gì nhiều quá cũng không
tốt. Hơn thế, chẳng phải loại nước nào cũng uống được, nên hãy chọn lọc trước
khi uống!
Quyển tiểu thuyết sex táo bạo nhất trong thư tịch cổ Việt Nam
Nguyễn Xuân Diện
Các chuyên gia về văn
học cổ đều cho rằng Hoa viên kỳ ngộ là một tiểu thuyết sex táo
bạo nhất trong cổ văn Việt Nam .
Hiện Hoa viên kỳ ngộ tập chí có một bản chép tay duy nhất tại
thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm 46 tờ (92 trang) khổ 27 x 15 cm. Tập sách
được viết với nét bút rất bay bướm, lão luyện.
TRANH SHUNGA – TRÍ TƯỞNG TƯỢNG HOA TÌNH NHẬT BẢN
Nguồn: Hồ Liễu
Shunga 春画 hay xuân hoạ, là những bức tranh về “xuân tình” hay nghệ thuật hoa
tình (erotic) của Nhật Bản; shunga tương đương với xuân cung hoạ của Trung
Quốc. Nguồn gốc thể loại shunga khởi đầu với tác phẩm của Moronobu (khoảng
1660) và gắn liền với thời kì đầu của loại tranh mộc bản Phù thế hoạ (Ukiyo-e).
Mại dâm như một nghề?
Vương Tú Bình
Câu hỏi không chỉ “nóng” đối với các nhà quản lí mà trên trang fanpage của HimMag cũng nhận được khá nhiều phản hồi của các bạn trẻ... Nhiều ý kiến cho rằng càng cấm, thì mại dâm càng hoạt động mạnh. Có cung ắt có cầu, nghề xấu hay tốt chung quy cũng chỉ do nhu cầu, bản năng tồn tại.
Một
đất nước mang đậm các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc như VN thì hẳn bạn
sẽ phản bác ngay lập tức khi một cái ý tưởng “điên rồ” này xuất hiện. Nó sẽ như
gáo nước lạnh hắt thẳng vào mặt những nhà làm văn hóa cũng như gạt tay hất
phăng đi các giá trị tiết hạnh được bồi đắp xây dựng bao lâu nay của các thế
hệ. Tuy nhiên, đôi lúc, bạn cũng cần đối đầu với câu hỏi này để tìm ra các giá
trị thật cũng như các vấn đề thực tiễn mà chúng ta đang đối mặt. HimMag mạn
phép mở ra một gợi ý để các bạn cùng chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của
bạn. Xin mời!
Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014
PHỤ NỮ CÓ QUYỀN HƯỞNG THỤ TÌNH DỤC
Tâm Phan – nữ nhà văn trẻ được biết đến với những trang viết
đầy cá tính và cách nhìn thẳng thắn về sex.
“Trước hôn nhân, sex có thể
coi là một “dịch vụ dùng thử miễn phí”. Mà ta từ chối, vậy là ta đã tự làm mất
đi cơ hội thắng trong “canh bạc hôn nhân” của cuộc đời mình”, Tâm Phan chia sẻ.
Là tác giả cuốn “Hồi ký Tâm Phan”, “Sex và những thứ khác”, “Lần đầu làm mẹ”, “Yêu như là sống”, Tâm Phan được biết đến là một nhà văn trẻ mạnh mẽ và cá tính. Tâm Phan hiện đang sống cùng chồng và con gái nhỏ tại
Trước những tranh luận trái chiều về phụ nữ
hiện đại và sex (quan hệ tình dục) trước hôn nhân, Tâm Phan đã dành thời gian
chia sẻ thẳng thắn với VietNamNet.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)