Loan Ngẫn
Đang
lúc bết bát nhất của cuộc đời thì tôi gặp em.
Tình
yêu hay tình thương không bao giờ phụ thuộc vào túi tiền. Tôi thương em, tôi
thường gọi để giúp đỡ em, vì tôi biết, bết bát cũng còn hơn em. Tôi giàu hơn em
hai con mắt...
Em
thường đến nhà tôi tuần hai ba lần gì đó. Mỗi lần đến hình như là bố em chở đến.
Ông bố chờ con gái ngoài phòng khách nhà tôi.
Lần
đầu tiên tôi nhìn vào mắt em tôi hơi sợ, tôi luôn thích nhìn vào đôi mắt người
khác, nhìn vào mắt những người đàn bà, cảm giác như nhìn thấy một phần cuộc
sống và tâm hồn họ vậy, còn em thì không.
Mới
bắt đầu, tôi ái ngại cái mùi hương từ em lắm, mồ hôi thật chất chỉ được tắm gội
bằng nước lã không bị chất tẩy rửa xà bông hay dầu tắm làm mất tinh chất nên nó
cứ đườm đượm, chua chua. Nó như trội nổi hẳn giữa cái phòng ngủ mùi dịu dàng
thường ngày của tôi.
Phải
nói em có chất giọng đẹp, ngôn ngữ dân giã từ cái miệng xinh xinh ấy cứ làm tôi
mềm ra, mềm ra. Tôi nhắm nghiền mắt lại. Quên mất cặp mắt em đục nhờ bệch bạc
đến đáng sợ mà lần đầu tiên tôi nhìn sâu vào đôi mắt người mù.
Bàn
tay em thành thạo đến điệu nghệ. Nó cứ miên man lướt nhẹ bắt đầu trên khuôn mặt
tôi, nhẹ nhàng, mảnh dẻ. Thật sự ban đầu cái mảnh dẻ pha mùi mồ hôi chua chua
ấy làm tôi hơi gờn gợn, chính cái giọng nói êm êm du dương ấy nó dứt hẳn cái
gờn gợn sợ bẩn ra khỏi não tôi. Tôi bắt đầu chìm dần chìm dần. Tôi cứ chậm rãi
rồi say sưa bàn tay và những điểm em nhấn trên cơ thể tôi lúc nào không hay.
Mười
chín tuổi, em đã kịp có một đứa con với một người đàn ông lúc đầu là xa lạ, lúc
đầu ông ấy cũng chỉ là khách hàng của em giống như tôi. Tôi thích cái hồn nhiên
chất phác khi em nói về đứa con không có bố, nói về em muốn sinh thêm một đứa
con nữa, nói về cuộc sống tôi nghĩ là đến chật vật của gia đình em.
Mười
chín tuổi, một cô gái mù hồn nhiên, trong sáng, em chẳng có nhiều thứ, nhưng em
có thứ quí giá là em yêu đời, em tin tưởng cuộc sống, em nhìn cuộc sống theo
cách của riêng em, em tin vào tình yêu hơn tôi.
Bàn
tay con gái mười chín tuổi mềm mại thật, các ngón tay em cứ đan xen nhau miết
vào da đầu vào những điểm trên mặt trên trán làm tôi thư thái hẳn.
Cái mùi hương là lạ chua chua từ em rồi tôi cũng quen. Những ngón tay mềm mại
nhưng lực thoát ra từ nó rất khá rất sâu khi em lúc nhấm nhẳn, lúc mê mải trên
gáy trên cổ tôi. Thỉnh thoảng em xuýt xoa, ui za khi những ngón tay em giật
phải vài lọn tóc rối của tôi.
Khi
người ta nhìn đời chỉ bằng trái tim, nhìn màu sắc cuộc sống và nhìn con người
từ miệng người khác, có thể là cha mẹ em, là những người thày ở trung tâm dành
cho người khuyết tật, và nhìn tình yêu một chiều từ phía một vài người đàn ông
lớn tuổi ở chỗ tẩm quất dành cho hội người mù thì có lẽ dễ chịu hơn tôi nhìn
đời bằng con mắt của mình.
Bàn
tay em xoắn xuýt trong tay tôi, có lẽ trong cuộc đời mình, em là người sờ nắn
bàn tay tôi kỹ càng nhất. Em xoa xoa day day bàn tay tôi bằng những ngón tay
mềm mại đỏ hồng của cô gái 19. Đột nhiên em xòa ngược bàn tay, tay tôi và em
đan vào nhau, một tiếng cục nhẹ nhàng, tôi chưa kịp định thần thì những ngón
tay em đã mải miết mải miết vào những công đoạn khác mất rồi.
Tôi
cởi bỏ gần hết những thứ che đậy bản thân mình, chỉ có em, tôi, và căn phòng
thân thuộc. Tôi nằm sấp, úp mặt xuống chiếc gối mềm mại, lắng nghe giọng nói
nhẹ nhàng, chân thành pha chút con trẻ quê quê của em. Bàn tay em mềm mại và
uyển chuyển, cái nút áo ngực của tôi được bật ra nhanh hơn tôi tưởng tượng rất
nhiều. Em không nhìn thấy, nhưng có lẽ đó là một thói quen thôi.
Bàn
tay em chà miết, dồn đuổi, nắn bóp, ấn, đập véo trên cơ thể tôi, từng chút,
từng chút, theo bàn tay em tôi giãn ra, sung sướng, khoan khoái.
Tôi thích nhất là mỗi lần em ấn hoặc day vào tôi quá mạnh, em lại xít xa, hít
hà, nửa hối lỗi, nửa như thương yêu. Ừ, em trẻ, duyên đến cả từ trong giọng
nói, mềm mại,nhẹ và chân thành đến từ những ngón tay, nó tiêu diệt hết mọi mệt
mỏi, phiền muộn trong tôi, tôi cứ lim dim, mơ màng và tận hưởng.
Những
giọt mồ hôi rịn ra từ chân tóc, từ hai cánh tay em dù căn phòng rất mát, tôi
biết là em mất rất nhiều sức lực và cũng mệt mỏi lắm. Em bảo có những khách
hàng họ nặng cả tạ, da họ dày, em dùng hết cả sức lực mới làm cho họ cảm thấy
thoải mái.
Tôi
cứ nghĩ và so sánh, khi em nâng bàn chân tôi, vuốt ve, nắn bóp từng ngón nhỏ,
nhẹ nhàng nâng lên rồi đặt xuống. Nếu một người to khỏe gấp đôi tôi chắc em vất
vả đến thế nào...
Tôi
và em, chúng tôi qui ước bỏ qua hai ba kiểu mà tôi cho là khá nguy hiểm, thực
ra em cũng thuyết phục tôi vài lần, nhưng tôi chả đủ can đảm để đặt mình vào sự
mạo hiểm mà tôi thấy là có thể dã man với em và nguy hiểm cho tôi nếu thao tác
ấy thực hiện không thành công.
Cuộc
sống là những mệt mỏi và buồn lo, nó tan biến theo bước chân em khi em rời
phòng ngủ nhà tôi. Tan theo tiếng em cười khúc khích và lời cám ơn nhẹ nhàng
mỗi lần cánh cửa phòng khép lại sau lưng em.
Sau
này tôi không gặp em được nữa, rất nhiều lần tôi liên lạc nhưng em đều tắt máy,
có thể em đã thay số điện thoại mất rồi. Tôi nghe phong thanh rằng em đã gửi
con vào trung tâm trẻ mồ côi, chắc em lại yêu lại thương và lại có con với một
khách hàng nào đó, hoặc em mải miết mới công việc của mình, hành trình là từ
phòng làm cho khách ra nhà vệ sinh tắm rửa, đến bàn ăn rồi về phòng ngủ rất
muộn khi đã hết khách.
Em
cũng có ước mơ, ước mơ như những anh, chị đồng nghiệp. Họ vắt kiệt sức của mình
cho khoan khoái của người đời để đổi lại cuộc sống cho những đứa con thường thì
không bao giờ biết mặt bố chúng...
Ngẫn
21.11.2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét