Theo: Một Thế Giới:
Bìa cuốn Sex và Những thứ khác (tái
bản)
Tâm Phan là cái tên gần gũi
với rất nhiều độc giả trẻ Việt Nam .
Họ theo dõi những bước chân của cô chu du trên những vùng đất mới trên khắp thế
giới như thể chính họ đang cùng cô từng bước khám phá những nền văn hóa mới.
Không
những thế với lợi thế nhiều năm sinh sống tại nước ngoài khiến cho những kinh
nghiệm và trải nghiệm của chị trở nên phong phú nhưng cũng rất gần gũi, chân
thành. Và chị đã không ngần ngại chia sẻ những quan điểm của mình về một vấn đề
nhiều độc giả quan tâm nhưng còn nhiều e ngại – vấn đề sex trong cuộc sống và
hôn nhân.
Tình dục và tình yêu là
“cặp đôi hoàn hảo”
- Tâm Phan là một cái tên
luôn tạo được độ nóng trong làng văn trẻ Việt Nam . Phải chăng độc giả hồi hộp vì
Tâm Phan luôn chọn đề tài nóng mà ít nhà văn Việt Nam muốn chạm tới đó là đề tài sex?
Khi
viết, tôi không chọn đề tài nóng, giật gân để gây sự chú ý. Tôi viết những gì
thôi thúc trong lòng tôi, tạo cho tôi cảm hứng viết. Tôi viết chia sẻ những
điều mắt thấy tai nghe, những bài học cuộc đời mà tôi đã trải qua với mong muốn
được góp một phần nhỏ nhoi của mình cho xã hội. Tôi tự thấy mình phải có trách
nhiệm. Nếu như có một khoảng cách giữa cha mẹ và con cái trong vấn đề giáo dục
giới tính, tôi phải là chiếc cầu nối để họ hiểu nhau hơn. Bản thân tôi là một
người mẹ, tôi không muốn con gái tôi sau này phải gánh chịu những hậu quả do
thiếu hiểu biết về tình dục. Tôi cũng đã qua thời dậy thì con gái và tôi hiểu
những cảm xúc, những tò mò giới tính và tình dục các em đang trải qua.
- Nhưng với quan niệm
truyền thống, giáo dục về sex vẫn là chủ đề hết sức “nhạy cảm”?
Ở
Việt Nam ,
những cuốn sách về giáo dục giới tính hoặc là bài dịch từ sách nước ngoài, hoặc
là bài viết của những chuyên gia mang tính lý thuyết sách vở nhiều hơn là gần
gũi với đời thường. Cuốn Sex và Những thứ khác rất nhẹ nhàng nhưng thấm thía,
nó như tâm sự của một người chị với đứa em mới lớn, về tình dục, tình yêu, hôn
nhân, cuộc sống, học hành, ứng xử, nghề nghiệp, tương lai v..v..
Dĩ
nhiên, chủ đề giới tính chiếm 50%. Một cuốn sách nhỏ nhưng nó chứa đựng rất
nhiều thông tin và kiến thức cho những bạn trẻ mới bỡ ngỡ bước chân vào đời, để
các bạn có thể hình dung một cuộc sống muôn màu trước mắt (chứ không phải chỉ
một màu hồng - PV). Bạn có thể vấp ngã, nhưng hãy tự đứng lên, bạn đã học được
cách để không vấp ngã nữa và trưởng thành hơn.
- Xây dựng gia đình với
một người chồng ngoại quốc, chị nghĩ quan điểm về sex của người nước ngoài khác
gì với người Việt?
Người
Việt coi sex (tình dục) là một điều thiêng liêng, ý nhị. Vậy nên, sex chỉ có
thể xảy ra khi hai người yêu nhau, có ý định chung sống với nhau. Sex không chỉ
thể hiện tình yêu trong hôn nhân mà còn để sinh con đẻ cái. Điều này khiến một
số phụ nữ suy nghĩ sai lầm rằng lấy chồng, sinh con đẻ cái xong rồi thì sex
không còn quan trọng nữa. Tuy nhiên, sex lại chính là ngọn lửa giữ ấm hạnh phúc
gia đình. Điều này vô cùng quan trọng.
Người
phương Tây coi sex đơn thuần là một nhu cầu sinh lý của con người. Họ không chờ
đến khi yêu ai mới thử sex. Họ có thể trải nghiệm sex bất kỳ khi nào họ muốn và
khi họ sẵn sàng. Họ đều được trang bị những kiến thức về an toàn tình dục từ
rất sớm và họ biết cách bảo vệ bản thân khỏi những hậu quả đáng tiếc như mang
thai ngoài ý muốn, lây bệnh qua đường tình dục...
Một
khi mọi thứ đều đảm bảo an toàn, họ chỉ việc hưởng thụ sex. Trong hôn nhân, dù
tính cách hòa hợp, hai người yêu nhau, nhưng sex không hòa hợp thì họ sẽ từ bỏ
hôn nhân đó (dù đã có con cái). Người phương Tây họ khá thực tế, bởi sex là nhu
cầu sinh lý, họ không muốn sống cả đời với một người không thể thỏa mãn nhu cầu
sinh lý của họ. Kết cục thì chẳng ai vui và hạnh phúc cả. Vậy thì tại sao lại
phải cố duy trì sự bất hạnh đó?
- Chị từng chia sẻ tình
yêu và tình dục có họ hàng với nhau, chị có thể giải thích rõ hơn về quan điểm
này?
Tình
yêu và tình dục là hai khái niệm khác nhau nhưng lại là một “cặp đôi hoàn hảo”
khi đi cùng nhau. Tình yêu có tình dục và tình dục có tình yêu sẽ tôn vinh
nhau, làm cho nhau thăng hoa. Tuy nhiên, “tình dục có tình yêu” khác với “tình
dục không tình yêu”. Nhiều bạn gái còn lầm lẫn hai khái niệm này, cho rằng cứ
có tình dục nghĩa là yêu rồi. Không phải, “tình dục không tình yêu” hoàn toàn
chỉ là nhu cầu sinh lý, là sự trao đổi sex chứ không thể hiện tình cảm. Việc
“mua bán dâm” là ví dụ thực tế nhất của “tình dục không tình yêu”.
Thiếu sex, đàn ông sẽ
đi tìm
- Theo chị, sex chiếm vị
trí thế nào trong đời sống hôn nhân cũng như sự bền chặt trong tình yêu?
Theo
tôi, sex chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống hôn nhân. Thực chất sex là
nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người, cũng như nhu cầu được ăn uống, ngủ,
nghỉ vậy. Khi nhu cầu không được đáp ứng hoặc không được thỏa mãn, con người ta
sẽ bị stress, cáu bẳn, khô khan. Nhu cầu sex của người phụ nữ có thể không cao
như nam giới, nhưng không có nghĩa là họ không có. Nhiều phụ nữ coi nhẹ sex
trong hôn nhân và tập trung vào những việc khác như: Kiếm tiền, làm đẹp, nuôi
dạy con cái. Những việc làm đó tốt thôi, nhưng không làm thỏa mãn nhu cầu sex
của người chồng.
Khi
người chồng không được thỏa mãn nhu cầu sex với vợ mình, anh ta sẽ đi tìm nơi
có thể làm thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Xuất phát có thể chỉ đơn thuần là sinh lý.
Nhưng dần dà, với sự xao lãng của người vợ trong chuyện chăn gối, cộng với việc
nhu cầu sex luôn được đáp ứng và thỏa mãn khi cần, người đàn ông sẽ dễ bị lôi
cuốn theo bản năng, hơn là trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia
đình. Từ đó, bi kịch gia đình tan vỡ, người thứ ba xuất hiện là điều khó tránh
khỏi. Vì vậy, sex là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giữ lửa cho một hôn
nhân hạnh phúc và bền lâu.
- Chị nghĩ sao khi rất
nhiều người đàn ông Việt Nam
coi một người phụ nữ giỏi chuyện giường chiếu là một người phụ nữ hư hỏng?
Điều
này khá mâu thuẫn vì tôi có thể chắc chắn rằng, ông nào cũng thích được chiều
chuộng, thỏa mãn trên giường. Một người phụ nữ “không hư hỏng” thì làm sao có
thể thỏa mãn các ông được (?). Chẳng ai hứng thú với một con sao biển nằm bất
động dính chặt lấy cái giường, phải không (?). Chẳng lẽ, các ông không tự hào
khi vợ mình giỏi chuyện giường chiếu (?) Giỏi chuyện giường chiếu không đồng
nghĩa với “dễ dãi” nhé. Một người đàn bà có thể rất giỏi chuyện giường chiếu,
nhưng chỉ làm điều đó với chồng mình thôi. Nếu ai gọi người đàn bà đó là “hư
hỏng” thì tôi sẽ gọi người đàn bà đó là “người vợ tuyệt vời”.
- Theo chị người đàn ông
có nên đóng vai trò chủ động trong cuộc sống chăn gối không? Nếu có thì vai trò
của họ như thế nào?
Người
đàn ông thường đóng vai trò chủ động trong cuộc sống chăn gối. Điều cần bàn ở
đây là người đàn bà cũng nên nắm giữ vai trò chủ động, không nên phụ thuộc, thụ
động chờ “đối tác” khơi mào. Đàn ông và đàn bà sinh ra đều bình đẳng như nhau,
có những xúc cảm, khao khát, mong muốn như nhau. Khi người đàn ông mong muốn
được “gối chăn”, họ chủ động bày tỏ. Vậy, không có lý do gì khi người đàn bà
cũng có mong muốn đó mà lại im lặng, không dám bày tỏ.
Họ
không chủ động thì chỉ mình họ thiệt thòi, chẳng ai biết đến cả. Họ chủ động
thì ít nhất họ cũng có hành động nhằm thỏa mãn mong muốn của mình. Chưa nói đến
điều thú vị, khi đối tác cảm nhận và mong muốn đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của
người đàn bà chủ động.
- Nếu được đưa ra một lời
khuyên cho các đôi vợ chồng trẻ về sex chị sẽ chia sẻ điều gì?
Đừng
coi nhẹ sex trong hôn nhân mà vợ chồng hãy tìm hiểu sâu hơn về sex, cùng nhau
khám phá những cảm xúc, giác quan, đưa nhau tới “đỉnh hạnh phúc”. Khi đã ở đó
rồi các bạn sẽ không muốn xuống và chắc chắn không bao giờ muốn rời xa
nhau.
Theo Khampha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét