Quan
hệ tình dục là gì, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, tại sao có kinh nguyệt...
luật sư Nguyễn Văn Kiên đã phải trả lời những câu hỏi này của cô con gái 12
tuổi. Anh tập hợp 18 thắc mắc tuổi mới lớn để chia sẻ với bạn đọc.
Anh
Nguyễn Văn Kiên đang điều hành một công ty luật tại TP HCM, là bố của hai cô
con gái 5 và12 tuổi. Gửi VnExpress.net bài viết này, ông bố giải thích:
"Mục đích tôi viết là để con gái đọc, có được những kiến thức cơ bản về
giới tính, sinh sản và hôn nhân gia đình. Qua quan sát, tôi nhận thấy cháu đã
có một số nhận thức tích cực. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ bài viết này đến các bạn
đọc khác cùng hoàn cảnh, với mong muốn con cái của chúng ta sẽ không nhiều thì
ít có được những kiến thức và thông tin cần thiết để đồng hành trong cuộc
sống".
Nghe
lạ quá phải không các bạn! Con gái mà lại đi hỏi Ba về giới tính, về sinh sản?
Nhưng, nếu hỏi bác sĩ thì có vẻ gì đó nghiêm trọng quá. Hỏi mẹ thì mẹ lại hay
ngại ngùng. Vậy thì con cứ hỏi Ba nhé! Ba chẳng phải là bác sĩ, cũng chẳng phải
mẹ để có thể hiểu hết những gì con hỏi. Nhưng Ba sẽ tìm hiểu và sẽ cố gắng
thẳng thắn trả lời tất cả những câu hỏi của con.
Nào,
con gái hãy đặt câu hỏi đi!
1. Con
người, sinh vật… đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến hôm nay. Vậy, làm cách nào
để muôn loài có thể duy trì và tồn tại?
Sự
tồn tại của con người, sinh vật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tự nhiên,
thực phẩm, nước… và một yếu tố quan trọng nữa đó là sự sinh sản. Con người,
sinh vật sinh ra, lớn lên, tạo ra các thế hệ kế tục rồi mất đi, cứ như thế, hết
thế hệ này đến thế hệ khác.
2. Sinh sản
là gì hả Ba?
Sinh
sản là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật riêng biệt mới. Sinh sản là
một đặc điểm cơ bản của tất cả sự sống, nó duy trì sự sống bằng việc tạo ra các
thế hệ sinh vật kế tục nhau. Sinh sản được chia thành hai nhóm chính là sinh
sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Sinh
sản vô tính là quá trình tạo ra một cá thể mới với các đặc điểm giống hệt cá
thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật liệu di truyền của một cá thể khác.
Sinh
sản hữu tính là một quá trình sinh học tạo ra các cá thể mới (cá thể con) bằng
cách kết hợp vật liệu di truyền từ hai cá thể khác nhau của loài: cá thể đực
(bố) và cá thể cái (mẹ). Mỗi cá thể bố mẹ góp một nửa yếu tố di truyền tạo ra
cá thể con. Điều đó giải thích vì sao con sinh ra thường giống Bố hoặc giống Mẹ
hoặc giống cả hai.
3. Có gì
khác nhau giữa giống đực và giống cái hả Ba?
Khác
nhiều chứ, bản thân chữ đực và cái cũng đã khác rồi. Giống đực hay giống cái
được xác định bằng giao tử mà nó sản sinh: giống đực sinh ra các giao tử đực
(tinh trùng hay tinh dịch), còn giống cái sinh ra những giao tử cái (tế bào
trứng hay noãn tử). Ngoài ra, hệ sinh dục ở giống đực và giống cái cũng rất
khác nhau.
Ở
người, hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như
đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.
Hệ
sinh dục nữ là một hệ thống sinh lý trong cơ thể nữ giới với nhiều chức năng
phức tạp: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh
con. Các cơ quan chính trong bộ phận sinh dục phụ nữ nằm trong phần dưới cùng
của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn, bao gồm: âm hộ, âm đạo,
tử cung, buồng trứng…. Ngực của người phụ nữ cũng là một cơ quan sinh dục với
chức năng chính là nuôi con khi còn sơ sinh (tạo sữa và cho con bú).
4. Nghe Ba
nói có vẻ hệ sinh dục có chức năng chính là sinh sản?
Đúng
rồi, hệ sinh dục có chức năng chính là tạo ra các giao tử như đã nêu và đảm
nhận chức năng sinh sản, bao gồm: quan hệ tình dục, thụ thai, nuôi thai, sinh
con và nuôi con.
Ngoài
ra, một phần của bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ còn đảm nhận thêm chức năng
khác nữa đó là chức năng bài tiết (bài tiết nước tiểu).
5. Con thấy
mọi người rất ngại ngùng khi nói về quan hệ tình dục. Vậy, quan hệ tình dục là
gì hả Ba?
Quan
hệ tình dục, còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường là chỉ hành vi đưa bộ
phận sinh dục đực vào trong bộ phận sinh dục cái. Một loạt cơ co rút làm cho
tinh dịch mang tinh trùng (của giống đực) phóng vào âm đạo (của giống cái).
Tinh trùng từ âm đạo đi đến cổ tử cung và vào tử cung rồi đến ống dẫn trứng. Có
hàng triệu tinh trùng trong một lần xuất tinh để tăng khả năng thụ tinh.
Khi
trứng có sẵn ở ống dẫn trứng, tinh trùng sẽ kết hợp với trứng, thụ tinh xảy ra
và phôi thai được hình thành. Trứng sau khi thụ tinh rơi xuống tử cung được
niêm mạc tử cung giữ lại và nuôi dưỡng. Quá trình mang thai bắt đầu.
Kết
quả của quan hệ tình dục trong tự nhiên thường là làm cho cá thể cái mang thai
để sản sinh ra các cá thể con cho mục đích duy trì nòi giống.
6. Làm thế
nào mà giống đực và giống cái tìm đến với nhau và thực hiện hành vi quan hệ
tình dục?
Bản
nguyên ban đầu của quan hệ tình dục là làm cho cá thể cái mang thai để sản sinh
ra các cá thể con cho mục đích duy trì nòi giống.
Tuy
nhiên, trong tự nhiên các cá thể đực và cái không mặc nhiên biết và quan hệ
tình dục với nhau mà do sự thôi thúc của bản năng. Thông thường, tới mùa cá thể
cái rụng trứng và sẵn sàng thụ thai, cá thể cái sẽ tiết ra một chất dịch
(thường có mùi đặc biệt) để thu hút cá thể đực đến giao phối. Việc giao phối sẽ
tạo ra cảm giác thích thú nhất định ở cá thể đực lẫn cá thể cái vì vậy nó thúc
đẩy các cá thể này tìm và thực hiện hành vi giao phối với nhau.
Ở
con người, quan hệ tình dục ngoài ý nghĩa sinh sản và duy trì nòi giống truyền
thống còn có thêm các ý nghĩa và chức năng xã hội. Nó thúc đẩy tình thân mật và
tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa các cá nhân với nhau mà được chúng ta gọi là
tình yêu và ở mức độ cao hơn là hôn nhân và gia đình.
7. Quan hệ
tình dục có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không Ba?
Chắc
chắn là có ảnh hưởng rồi. Kết quả của quan hệ tình dục thường là làm cho người
phụ nữ mang thai và sinh con. Thử tưởng tượng ta quan hệ tình dục để rồi ta
mang thai. Bụng ta lớn ra, tâm sinh lý thay đổi, cơ thể dễ mệt mỏi, nặng nề,
rồi nguy cơ sẩy thai… Sau 9 tháng 10 ngày, một đứa bé được sinh ra, nhỏ xíu,
yếu ớt, luôn luôn có nguy cơ bị bệnh tật, khóc lóc… Và ta sẽ phải chăm sóc nó,
cho nó ăn, nuôi dạy nó thành người. Thử tưởng tượng, nếu ta chưa biết hoặc
chuẩn bị kỹ cho tất cả những hậu quả ấy thì quan hệ tình dục quả thật sẽ gây
hậu quả khôn lường.
Ngoài
ra, quan hệ tình dục có thể là một trung gian truyền bệnh. Các bệnh có nguy cơ
cao lây qua đường tình dục như:
-
Bệnh AIDS gây ra bởi HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, được mệnh
danh căn bệnh thế kỷ. AIDS là căn bệnh gây chết người hàng đầu trong số những
căn bệnh nguy hiểm hiện được biết đến.
-
Bệnh Chlamydia là một bệnh đặc biệt nguy hiểm vì nhiều người nhiễm bệnh không
có triệu chứng. Khi không được chữa trị kịp thời, bệnh Chlamydia có thể dẫn đến
nhiều biến chứng, đặc biệt là với phụ nữ (có thể làm mất khả năng sinh đẻ sau
này).
-
Bệnh Giang mai (lậu) gây ra đau đớn ở cơ quan sinh dục. Trong trường hợp nghiêm
trọng nếu không được chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim,
mạch, não, mắt và xương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
-
Bệnh Viêm gan siêu vi B cũng có thể bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Bệnh này
nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan.
8. Vậy, làm
thế nào để có thể quan hệ tình dục an toàn?
An
toàn ở đây được hiểu không chỉ là an toàn về sức khỏe mà còn an toàn cả về điều
kiện gia đình, xã hội của người quan hệ tình dục.
-
Do quan hệ tình dục sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý người, nên chỉ được thực hiện
khi cả người phụ nữ và đàn ông đã phát triển đầy đủ về tâm sinh lý (ít nhất
phải trên 18 tuổi).
-
Do quan hệ tình dục có thể làm cho người phụ nữ mang thai và sinh con, nên
trước khi thực hiện, cả hai cần phải xuất phát từ những mối quan hệ thân thiết
giữa hai người (hôn nhân) và có thể đảm bảo các điều kiện để sinh con và nuôi
dạy con cái sau này. Nếu chưa sẵn sàng để có con, cần áp dụng các biện pháp
tránh thai (uống thuốc ngừa thai, mang bao cao su, đặt vòng ở phụ nữ…).
-
Do quan hệ tình dục có thể là một trung gian truyền bệnh nên cần áp dụng cách
thức phù hợp để giảm các nguy cơ lây nhiễm. Sử dụng bao cao su và dụng cụ che răng
được khuyến khích rộng rãi như là cách thức để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm các bệnh
lây qua đường tình dục.
9. Nghe Ba
nói về tuổi quan hệ tình dục phải trên 18 tuổi, điều này căn cứ do đâu vậy Ba?
Ở
độ tuổi này, cả nam và nữ đều đã có suy nghĩ chín chắn để có thể biết và có thể
chuẩn bị kỹ cho tất cả những hậu quả có thể xảy ra.
Để
đảm bảo điều kiện trên, đa số các nước đều có luật xác định rõ tuổi tối thiểu
để có thể quan hệ tình dục mà không trái pháp luật. Ở Việt Nam, không có quy
định cụ thể tuổi có thể quan hệ tình dục, nhưng mọi hành vi quan hệ tình dục
với người dưới 16 đều bị xem là trái pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự.
Quan
hệ tình dục với một người mà không được người đó đồng ý hoặc với người trong
tình trạng không có năng lực hành vi (bị bệnh tâm thần hoặc ở trong tình trạng
không kiểm soát được hành vi…) thì được gọi là hiếp dâm và bị coi là một tội ác
nghiêm trọng và sẽ bị xử lý hình sự.
10. Ở
trường con nghe nhiều người nói về tuổi vị thành niên. Vậy tuổi vị thành niên
có phải là 18 tuổi không Ba?
Người
vị thành niên là người đang chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành và
theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì có tuổi từ 10 đến 19 tuổi.
Khi
bước vào tuổi vị thành niên, về mặt tâm sinh lý của người vị thành niên có
nhiều biểu hiện thay đổi:
-
Vóc dáng: Chiều cao tăng nhanh, cơ bắp to lên (nam), hông nở nang, lớp mỡ dưới
da dầy lên (nữ), cơ quan sinh dục phát triển, mọc lông, ngực phát triển, giọng
nói thay đổi, nổi cụt yết hầu (nam), hành kinh (nữ), mộng tinh (nam), có thể
xuất hiện mụn trứng cá, có thể có mùi cơ thể do các tuyến mồ hôi tăng cường
hoạt động…
-
Tâm sinh lý - xã hội: người vị thành niên quan tâm và lo lắng trước những thay
đổi của cơ thể, tình cảm với bạn khác giới phát triển, thích độc lập, muốn gần
bạn bè hơn cha mẹ, tò mò, thích tự khám phá thế giới xung quanh...
11. Ba nói
một trong những biểu hiện ở tuổi vị thành niên ở nữ là hành kinh. Vậy hành
kinh, kinh nguyệt là gì hả Ba?
Kinh
nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại (thông thường là hàng
tháng) ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục.
Trong
chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành phóng thích một trứng (đôi khi 2
trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn
(rụng trứng). Nếu sự thụ tinh không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc, quá
trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là có
kinh tức là khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu được loại ra khỏi
cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó
khác với máu theo cách hiểu thông thường (máu tĩnh mạch).
Hành
kinh là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, điều này không chắc
chắn vì đôi khi có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Trong
tuổi sinh sản, không hành kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi vấn một phụ nữ có thể
có thai. Trễ kinh là khi giai đoạn hành kinh theo mong đợi đã đến nhưng không
xảy ra, và người phụ nữ có thể đã thụ thai.
Hành
kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ
nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi trung bình của hành
kinh lần đầu là
12
tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi. Lần kinh cuối, mãn
kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55.
12. Ba nói
pháp luật cấm quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi và như vậy cũng cấm quan
hệ tình dục với người vị thành niên, điều này chắc có nguyên nhân?
Chắc
chắn rồi. Người vị thành niên là người đang chuyển tiếp từ trẻ con sang người
trưởng thành, tâm sinh lý phát triển chưa đầy đủ nên nếu quan hệ tình dục ở
tuổi vị thành niên có thể sẽ gây ra rất nhiều hậu quả:
-
Về tâm lý - xã hội: Trí tuệ không phát triển đầy đủ do tâm trạng bất ổn, lo
lắng hoặc bực bội, không tập trung học tập, giảm trí nhớ, đánh mất những cơ hội
học tập, phát triển nghề nghiệp (nếu có thai và sinh con sớm), không đảm bảo
kinh tế cho việc nuôi con, không tìm thấy hạnh phúc thật sự trong cuộc sống…
-
Về sức khỏe: Có thai và phải sinh con ngoài ý muốn, để lại những hậu quả trước
mắt và lâu dài như: Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ
khoa, tai biến nạo hút thai, con nhẹ cân, sinh khó có thể dẫn đến tử vong cả mẹ
và con hoặc vô sinh...
13. Vậy,
người vị thành niên nên làm và không nên làm gì để có thể phát triển ổn định ở
lứa tuổi của mình?
-
Những điều nên làm:
a.
Chủ động tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản, bệnh lây truyền qua đường
tình dục từ cha mẹ, sách báo, thầy cô, anh chị và bạn bè.
b.
Nên tâm sự những điều lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với cha mẹ, những người
thân, tin cậy, có kiến thức và có trách nhiệm.
c.
Tránh xa những hình ảnh khiêu dâm, tệ nạn ma túy, cờ bạc.
d.
Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao điều độ.
d.
Thiết lập tình bạn, tình bạn khác giới trong sáng, thủy chung, tôn trọng và
giúp đở lẫn nhau cùng tiến bộ.
-
Những điều không nên làm:
a.
Quen và quan hệ với những bạn bè không tốt.
b.
Yêu quá sớm.
c.
Thử quan hệ tình dục.
d
Thử dùng thuốc lá, rượu, ma túy và những chất có khả năng làm mất kiểm soát về
hành vi.
e.
Đi chơi riêng với bạn khác giới, vào những chỗ vắng, tối tăm.
f.
Tiếp hoặc gặp bạn hoặc người khác giới khi nhà vắng người hoặc ở những nơi vắng
người.
14. Ba nói
quan hệ tình dục nên xuất phát từ những mối quan hệ thân thiết giữa hai người
khác giới (quan hệ hôn nhân), vậy hôn nhân là gì ạ?
Hôn
nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người
đàn bà được gọi là vợ về mặt tình cảm, xã hội, hoặc tôn giáo một cách hợp pháp.
Hôn nhân thường là kết quả của tình yêu. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự
kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký
kết hôn.
Nói
cách khác, hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt giữa một nam và một nữ dựa trên
nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng nhằm xây dựng gia đình hòa
thuận ,hạnh phúc và bền vững. Hôn nhân được khởi đầu bằng một sự kiện pháp lý
là kết hôn và kết thúc bằng một sự kiện pháp lý là ly hôn (hoặc một trong hai
người chết).
Ở
Việt Nam
và nhiều nước, quan hệ hôn nhân một vợ một chồng là bắt buộc và được pháp luật
bảo vệ. Người đang có vợ hoặc có chồng mà sống chung với người khác như vợ
chồng là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự.
Theo
pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, tuổi để kết hôn của nam phải từ 20
tuổi trở lên và của nữ là từ 18 tuổi trở lên.
15. Gia
đình là kết quả của hôn nhân, vậy gia đình là gì hả ba?
Gia
đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ
tình cảm, hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và giáo dục. Như vậy, có thể thấy
gia đình có các chức năng cơ bản sau:
-
Tái tạo ra một thế hệ mới bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục đào tạo;
-
Nuôi dưỡng, chăm sóc nhau giữa các thành viên trong gia đình.
16. Nhân
tiện, Ba nói cho con nghe một chút về Gia đình Việt Nam đi Ba?
Theo
phong tục tập quán người Việt, các thành viên trong gia đình thường về tụ hội
đông đủ vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm. Ngoài ra các dịp đám cưới, đám tang,
đám giỗ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình tập hợp lại.
Gia
đình Việt Nam
có đặc điểm là nhiều thế hệ sống chung trong cùng một mái nhà. Mỗi gia đình
thường có ba thế hệ sống chung với nhau: ông bà - cha mẹ - con cái. Đối với gia
đình Việt Nam
thì người trụ cột là người chồng (hoặc người cha).
Ngày
28 tháng 6 hàng năm là Ngày gia đình Việt Nam .
17. Con
thấy ở Việt Nam
mình dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ các thành viên trong gia đình. Ba có
thể nói sơ cho con biết về các mối quan hệ trong gia đình được không?
Ngoài
hai từ chính thống cha và mẹ, các vùng khác nhau có những từ khác nhau như bố,
ba, thầy để chỉ cha và má, u, mạ để chỉ mẹ.
Một
số từ để chỉ mối quan hệ nếu có trong gia đình như: ông nội là cha của cha, bà
nội là mẹ của cha, ông ngoại là cha của mẹ, bà ngoại là mẹ của mẹ.
-
Miền Nam: bác (trai) là anh của cha, bác gái là vợ của anh của cha, chú là em
trai của cha, thím là vợ của chú, cô là chị hoặc em gái của cha. Cậu là anh
hoặc em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu. Dì là chị hoặc em gái của mẹ. Dượng là
chồng của cô hoặc dì. Thông thường để gọi một người trong gia đình người ta
dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với thứ của người đó (nếu có quan hệ huyết
thống) hoặc thứ của chồng hoặc vợ người đó (nếu không có quan hệ huyết thống)
chẳng hạn như chú tư, vợ của chú tư được gọi là thím tư. Con trong gia đình
được gọi từ thứ hai (con đầu) trở đi, không có con cả.
-
Miền Bắc: bác là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ, vợ hoặc chồng của bác cũng được
gọi là bác, chú là em trai của cha ngoài ra chú còn dùng để gọi chồng của cô
hoặc chồng của dì, cô là em gái của cha, ngoài ra cô còn dùng để gọi vợ của
chú, cậu là em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu, dì là em gái của mẹ. Thông thường
để gọi một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với
tên của người đó. Con trong gia đình được gọi theo thứ tự cả, hai, ba, tư.
Anh
em bà con (họ hàng): con của chú bác gọi là anh chị em chú bác (anh chị em con
chú con bác), con của dì gọi là anh chị em bạn dì (anh chị em con dì), con của
cô cậu gọi là anh chị em cô cậu (anh chị em con cô con cậu).
Dâu
rể: gọi theo vợ hoặc chồng là người có quan hệ huyết thống với mình kết hợp với
từ dâu hoặc rể ví dụ như con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu. Hai
người chồng của hai chị em gái miền Nam gọi là anh em cột chèo, miền
Bắc gọi là anh em đồng hao hoặc đứng nắng. Hai người vợ của hai anh em trai gọi
là chị em bạn dâu.
Khi
sinh con, thông thường sẽ đặt tên con theo họ cha. Tuy nhiên điều này không bắt
buộc và cũng có nhiều trường hợp con sinh ra được đặt tên theo họ của mẹ.
18. Con
nghe người ta nói nhiều đến “Kế hoạch hóa gia đình”, vậy “Kế hoạch hóa gia
đình” là gì hả Ba?
Ở
các nước đang phát triển, vì tỷ lệ sinh cao làm dân số tăng cao, chính phủ thực
hiện các chính sách để người dân giảm (hoặc trong một số trường hợp là tăng) số
con trong gia đình. Đây gọi là kế hoạch hóa gia đình.
Ở
Trung Quốc, chính sách một con làm giảm đáng kể tốc độ tăng dân số của nước
này. Ở Việt Nam ,
chính quyền khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có một đến hai con. Trong khi đó,
ở nhiều nước phát triển như nhiều nước Châu Âu và Hàn Quốc, Nhật Bản, chính phủ
có biện pháp khuyến khích gia đình có thêm con nhằm tránh giảm dân số.
Sưu tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét