Một trong những lạc thú khi xem tranh shunga của
thời Edo là cái thuật dí dỏm của người hoạ sĩ rất đa dạng và tài tình, vì vậy shungakhông
đơn thuần là lạc thú được kích dục bằng hình ảnh mà ngày nay người ta thường bị
thu hút do cách biểu lộ táo bạo của chúng. Thí dụ, trên phông cảnh và đồ vật
trong tranh còn có những đoạn văn kể chuyện và những câu thơ đề trên đó (theo
các thể waka, kanshi, senryu, kyoka, v.v…) ám chỉ tới những tình huống
trong tranh, cũng như những dòng chữ cạnh các nhân vật ghi những lời đàm thoại
của họ. Người cùng thời của hoạ sĩ, họ vừa xem tranh vừa “đọc” được cái nghệ
thuật dí dỏm này, họ thưởng thức được những hoàn cảnh đa dạng trong cái thế
giới công phu của nghề chơi. Kĩ xảo đó gọi là mitate, một sở trường
của Suzuki Harunobu trong suốt các tranh shunga. Ở đây, công chúng không
xem tính dục là cái cấm kị hoặc tục tĩu, mà đúng hơn là “cái để cười”, không
ngụ ý tục tĩu hoặc chế giễu, đúng hơn là gây cho người xem một tiếng cười gần
như không thành tiếng. Hi vọng ngày nay người xem tranhshunga còn có thể
thưởng thức được chút nào cái tiếng cười ấm áp ấy trong tranh shunga của
Harunobu.
Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014
Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014
NỮ TÍNH VĨNH CỬU TRONG TRANH SHUNGA CỦA HARUNOBU (KÌ 3)
Nguồn: Triêu Nhan
Ngày nay tên tuổi của hoạ sĩ Suzuki Harunobu (鈴木 春信, Linh mộc Xuân tín,1725? –1770) thuộc phong cách hội hoạ Phù thế Ukyo-e thường bị che khuất bởi những tên tuổi lừng danh thế giới là Hokusai và Utamaro, nhưng trong lịch sử Ukyo-e, ông là một hoạ sĩ đã làm một cuộc cách mạng quan trọng. Đặc biệt, trong thế giới tranh mộc bản chủ yếu in bằng mực đen (sumizuri) (xem hình), Harunobu là hoạ sĩ đầu tiên, năm 1765, tạo ra ra những bức tranh mộc bản đa sắc (xem hình). Những mộc bản lộng lẫy này do việc thêm những màu sắc rực rỡ và kĩ thuật tinh tế mà trước đó căn bản chỉ có trắng và đen, đã tạo nên một cú sốc về thị giác với thị dân Edo thời đó, đúng ra là trên toàn nước Nhật. Loại tranh mộc bản này gọi là Edo-e (tranh Edo) haynishiki-e (錦絵 cẩm hội, “tranh gấm”, tranh lộng lẫy như gấm dệt hoa văn nhiều màu). Haronobu sử dụng nhiều kĩ thuật đặc biệt và miêu tả nhiều đề tài đa dạng, từ thơ cổ điển tới những mĩ nhân cùng thời. Cũng như nhiều hoạ sĩ khác, Harunobu sáng tác nhiều tranh shunga hay xuân hoạ. Cuộc đời của ông người ta biết rất ít.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)